Kiểm định xe nâng hàng - Quy định về quản lý an toàn xe nâng hàng

Ngày đăng: 05-09-2021 | ISO - Solutions

Xe nâng hàng tên tiếng anh là Forklift truck là thiết bị nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác được sử dụng trong các nhà máy, xưởng sản xuất phục vụ đa dạng trong ngành công nghiệp, sản xuất, logistic, kho lưu trữ hàng hóa,.... Xe nâng là một trong những thiết bị có  rủi ro cao gây mất an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng . Bài viết giúp bạn biết được những quy định liên quan đến việc quản lý sử dụng và Kiểm định an toàn đối với xe nâng

Hiện nay do khoa học phát triển và nhu cầu sử dụng đa dạng nên có rất nhiều loại xe nâng hàng có thể kể đến một số loại thông dụng sau:

* Xe Nâng tay

tên gọi trong tiếng anh là hand pallet truck là thiết bị đơn giản và có giá thành rẻ nhất trong các loại xe nâng. Xe nâng tay dùng thủ công để di chuyển hàng hóa bao gồm xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hóa vừa nâng hàng hóa lên cao bao gồm các loại xe nâng tay cao. Tải trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe nâng bằng tay này đều rơi vào loại nhẹ và đơn giản, từ 500kg-1000kg cho loại vừa di chuyển vừa nâng lên cao, hoặc 2500 kg cho loại chỉ di chuyển chứ không nâng lên cao.

 

* Xe nâng điện

Là loại xe nâng dùng bình ắc quy hoặc cắm điện để di chuyển và nâng hàng nhanh chóng giúp thay thế sức người, sử dụng hai mô tơ, mô tơ di chuyển dành cho việc di chuyển, và mô tơ nâng hạ dành cho việc nâng hạ. Nếu chỉ sử dụng 1 mô tơ cho việc nâng hạ hoặc chỉ cho việc di chuyển thì người ta gọi đó là xe nâng bán tự động, vì chỉ có một nửa công năng dùng ắc quy. Nếu sử dụng cả hai mô tơ cho cả việc di chuyển và việc nâng hạ, thì người ta gọi là xe nâng tự động hoặc xe nâng điện. Tải trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe nâng bằng điện cao hơn xe nâng tay một chút, có thể nâng tới 2500 kg với chiều cao 6m, các loại xe này thường hay sử dụng với hệ thống giá kệ và khu vực có hóa chất ngu hiểm dễ cháy nổ, trong kho,..

Cấu tạo của xe nâng điện

+ Động cơ điện: là hệ thống motor khép kín, được tích hợp trong xe. Tùy từng model sẽ có 1 động cơ sử dụng chung cho việc nâng hạ và di chuyển hoặc 2 motor độc lập, 1 phục vụ nâng hạ, 1 cái phục vụ việc di chuyển.

+ Bình acquy: Đây có thể được coi là xương sống của xe khi cung cấp toàn bộ năng lượng cho hoạt động của xe. Tuổi thọ bình cũng giống như hầu hết các loại pin khác phụ thuộc vào tần suát của xe, cũng như cách sạc bình của người dùng đúng cách hay không.

+ Hệ thống ga điều khiển: hoạt động dựa vào cảm biến từ và hệ thống bo mạch điều khiển bên trong. Tốc độ di chuyển nhanh hay chậm phụ thuộc vào tay bạn vặn hoặc chân đạp ga nếu sử dụng dòng xe nâng ngồi lái.

+ Bo mạch điều khiển: là những chip điện tử, có khả năng bắt và truyền tín hiệu từ tay người sử dụng đến các bộ phận như di chuyển cũng như điều khiển nâng hạ. Bo mạch điều khiển thường được tích hợp kín bên trong xe, được thể hiện ra bên ngoài thông qua các chỉ số về dung lượng bình, thời gian xe sử dụng.

+ Hệ thống bánh: Từng model sẽ có hệ thống bánh khác nhau về kích thước cũng như chất liệu. chất liệu có thể là nhựa, PU hoặc cao su. Bánh sẽ được chia làm bánh tải và bánh lái riêng biệt

Bên cạnh đó còn có các bộ phận phụ trợ như đèn còi xi nhan. Tất cả các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau để cấu tạo nên chiếc xe nâng điện hoàn hảo mang lại giá trị cho người dùng.

Các loại xe nâng điện thường gặp

 

* Xe nâng động cơ

Xe nâng động cơ đốt trong là dòng xe nâng dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng lọai xe này, người ta phải sử dụng nâng đỡ và di chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe nâng khác không làm được. 

Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas, khung gầm và lốp xe như cấu tạo xe ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thủy lực để nâng hàng hóa. Tải trọng của loại xe nâng bằng động cơ xuất phát có thể từ 1 tấn lên đến hàng chục tấn. Thông thường các loại xe nâng từ 5 tấn trở xuống dùng đại trà trong các nhà máy xí nghiệp, các loại xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên dùng ở các cảng biển phục vụ cho việc nâng hạ container có trọng tải lớn.

Các bộ phận chính của xe nâng

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ XE NÂNG

Luật và tiêu chuẩn liên quan

- QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;

- QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Cầu Công te nơ - Yêu cầu an toàn;

- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

- TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;

- Quy trình kiểm định xe nâng hàng

- Tài liệu đào tạo an toàn xe nâng hàng ( ISO Solutions)

 Quy định về quản lý hồ sơ

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất

- Mã hiệu, năm sản xuất

- Tải trọng định mức cho phép

- Bản vẽ tổng thể xe có ghi kích thước và thông tin chính; bản vẽ các cụm cơ cấu và bộ phận đi kèm của xe nâng

- Hướng dẫn sử dụng, vận hành

- Hồ sơ liên quan đến chứng nhận hợp quy

Năng lực con người

- Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật

- Người quản lý vận hành xe nâng

Những đối tượng này phải được huấn luyện về nghiệp vụ mình quản lý; được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo luật ATVSLĐ.

- Người vận hành

Phải được đào tạo cấp chứng chỉ vận hành xe nâng hàng theo luật Giáo dục nghề nghiệp  và phải được đào tạo ATLĐ (Thẻ ATLĐ nhóm 3) theo luật ATLĐ.

Những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng:

-  Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.

-  Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.

-  Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định.

-  Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.

-  Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.

-  Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng an toàn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.

-  Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an toàn và xem xét các điều kiện khác như: không gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an toàn.

-  Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.

-  Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người vận hành.

-  Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

-  Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của đơn vị sử dụng và trên xe không còn mang tải.

-  Việc bố trí công nhân điều khiển xe nâng hàng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.

-  Trong quá trình vận hành xe nâng hàng, tại những vị trí mà người lái không thể quan sát thấy thì phải bố trí thêm 01 người bên ngoài để quan sát và cảnh giới khu vực hoạt động xe nâng để đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người điều khiển xe nâng biết.

-  Khi công nhân điều khiển xe nâng hàng chuyển sang làm việc ở xe nâng hàng loại khác, phải được đào tạo lại để phù hợp với thiết bị mới. Công nhân điều khiển xe nâng hàng nghỉ việc theo nghề từ 6 tháng trở lên phải được kiểm tra lại tay nghề trước khi bố trí làm việc trở lại.

 

 

 

 

 

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng xe nâng hàng

-  Xe nâng hàng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xe nâng hàng phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

-  Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với xe nâng hàng:

-  Chu kỳ kiểm định đối với xe nâng hàng là 3 năm một lần.

-  Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

-  Các xe nâng hàng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 Yêu cầu đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng

-  Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

-  Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.

-  Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng.

-  Chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng.

-  Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.

Một số tai nạn thường gặp đối với xe nâng hàng

Note:

- Tải tài liệu những tai nạn thường xảy ra khi điều khiển xe nâng hàng (Click vào đây)

- Tải tài liệu đào tạo xe nâng (Click vào đây)

- Tải tài liệu quản lý liên quan đến xe nâng hàng (Click vào đây)

- Tải poster quản lý xe nâng hàng (Click vào đây)

                                                                                                -- Hết---